Bạn biết đến website internetcmc.com từ đâu?
Google tìm kiếmBạn bè giới thiệu Quảng cáo - báo chí Từ nguồn khác |
Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu Quên mật khẩu | Đăng kí làm thành viên INTERNET CMC để được hưởng ưu đãi |
12-01-2015 14:33
(InternetCMC.com) - Hơn 1 tuần qua, việc truy cập internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG. Theo một con số thông kê, mỗi khi AAG tê liệt thì lập tức 39% dân số Việt sẽ quay về thời kỳ… dial up.
Tuyến cáp nào có thể thay cho AAG khi sự cố?
Chỉ trong 6 năm đi vào hoạt động, từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang biển AAG liên tục xảy ra sự cố. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 lần trục trặc, thời gian khắc phục kéo dài…
Xem thêm: Cách kiểm tra tốc độ mạng internet
Theo đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (Asia America Gate Way - AAG), ngày 5/1/2015, cáp quang biển AAG lại gặp sự cố tại phân đoạn cách trạm cập bờ Vũng Tàu 117 km và thời gian khắc phục sự cố hiện vẫn chưa được thông báo chính xác.
Tuyến cáp quang biển AAG đã từng được coi là tuyến kết nối internet quốc tế huyết mạch với chi phí đầu tư tới 553 triệu đô thực sự đã không đảm bảo được mức độ kỳ vọng của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng. Chỉ trong 6 năm đi vào hoạt động, từ tháng 11/2009, liên tục xảy ra sự cố. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 lần trục trặc, thời gian khắc phục kéo dài ít thì 5 ngày, nhiều thì 10 ngày mà có khi lên đến cả tháng trời khiến người dùng Internet tại Việt Nam hoài nghi về chất lượng, sự ổn định của tuyến cáp quang biển này.
Với các nhà mạng có dung lượng đường truyền Internet quốc tế qua AAG chiếm từ 50 - 80%, việc lưu lượng băng thông bị sụt giảm, hướng truy cập Internet quốc tế của khách hàng chắc chắn bị ảnh hưởng. Để thay thế tuyến cáp quang biển AAG (một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới có chiều dài tới 20.000km) hiện nay là điều không thể. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam hiện nay như VNPT, Viettel, CMC, FPT hầu hết đều sử dụng các tuyến đường dự phòng để bổ sung dung lượng Internet cho tuyến cáp quang AAG.
Trao đổi với CMC Telecom được biết, nhà mạng này hiện chỉ sử dụng 15% lưu lượng kết nối từ tuyến cáp quang biển AAG nên mức độ ảnh hưởng tới khách hàng khi truy cập Internet hướng quốc tế hầu như rất nhỏ. CMC Telecom ngoài việc sử dụng các hướng dự phòng là tuyến cáp quang biển Liên Á (IACS) còn sở hữu tuyến cáp quang đất liền kết nối hướng Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Hiện tại, CMC Telecom và các nhà mạng lớn khác như VNPT, Viettel, FPT cũng đang chung tay đầu tư vào tuyến cáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway). Với chiều dài hơn 11.000km và băng thông dự kiến 4Tbps, tuyến cáp quang biển này sẽ góp phần vào việc đảm bảo lưu lượng băng thông truy cập ra hướng quốc tế cho Việt Nam. Tuyến cáp APG dự kiến ra mắt cuối năm 2015 này sẽ giúp người dùng Internet Việt Nam yên tâm hơn về tốc độ và sự ổn định.
AAG gặp sự cố liên tục
Chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 11/2009, cáp quang biển AAG (Asia America Gate Way) một trong những tuyến cáp chịu trách nhiệm cho hơn 60% lưu lượng băng thông ra quốc tế của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.
Điều đáng buồn là cáp quang biển AAG liên tục gặp sự cố từ khi đưa vào hoạt động từ tháng 11 năm 2009. Năm 2011, AAG đã 4 lần xảy ra sự cố. Năm 2013 con số này là 2 lần trong tháng 8 và 12. Năm nay 2014, AAG lại tiếp tục gây thất vọng cho khách hàng vào tháng 3 và sự cố ngày 15/7 vừa qua, hậu quả đến hôm nay vẫn chưa giải quyết xong.
Số liệu trên còn chưa kể đến, mỗi lần tuyến cáp quan trọng này được treo biển bảo dưỡng cũng gây ảnh hưởng tương tự tới người dùng.
Mỗi lần AAG đứt cáp, để tìm được điểm đứt của cáp quang biển thường kéo dài trong vòng 48 giờ (2 ngày). Tiếp đến là thời gian xin cấp giấy phép vào khu vực biển Việt Nam của đội tàu xử lý thường mất rất nhiều thời gian và thủ tục từ 1-2 tuần.
Tiếp tục di chuyển đến điểm lỗi từ 2 - 5 ngày và mất đứt 5 - 7 ngày để trục vớt, tìm kiếm 2 đầu nối, cố định đầu nối, bó cáp, hàn nối... Chưa tính đến vấn đề nhân sự như thợ lặn hay thiết bị trục vớt, bó cáp hoặc đội xử lý gặp tình huống thời tiết xấu, không thể thi công.
Khách hàng than khổ
Nếu mỗi năm có tới 2-4 lần AAG bị sự cố và ít nhất 2 kỳ bảo dưỡng thì người dùng có thể mất tới 6 tháng dùng Internet với tốc độ “rùa bò”.
Theo số liệu thống kê từ We Are Social, tháng 1/2014 thì có hơn 36 triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Trung bình mỗi ngày 1 người dùng Việt Nam truy cập internet là 4 giờ 37 phút (đối với máy tính) và 1 giờ 43 phút trên thiết bị di động. Vì vậy dễ dàng nhận thấy, mỗi khi “cô nàng đỏng đảnh AAG” bị tê liệt thì lập tức 39% dân số Việt Nam sẽ quay về “thời kỳ… dial up”.
Anh Phan Văn Hoàng, một nhân viên văn phòng tại Trung Hòa, Hà Nội cho biết “Mỗi lần không truy cập được vào Yahoo Messenger và Skype, tôi cảm thấy mình như bị nhốt trong hộp đen, không thể giao tiếp với thế giới bên ngoài”.
Còn chị Thu Hiền, một người dùng Facebook tại Quận 7, TP.HCM đã hết sức bức xúc khi không thể xem được link video bạn bè chị đang chia sẻ. Chị than vãn: “Nhiều lúc nhìn thấy hình ảnh hấp dẫn, muốn xem đoạn video đó nhưng mạng cứ quay vòng tròn mãi, rồi chạy được vài cảnh lại dừng lại và quay tròn… hết sức ức chế”.
Sự cố đứt cáp ngày 15/7 vừa qua dường như đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của cộng đồng hàng chục triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Làn sóng “kêu khóc” nổi lên như cồn trên các trang mạng xã hội, những bài viết, những ảnh chế về hậu quả của đứt cáp quang biển xuất hiện khắp nơi… Trong khi đó theo kế hoạch của đơn vị điều hành AAG thì phải đến 30/7 may ra mới hoàn thành khắc phục.
Nỗ lực hỗ trợ khách hàng
Các trang thông tin của các nhà cung cấp dịch vụ internet đều thông báo về sự kiện AAG bị đứt cáp. 100% các nhà mạng đều cam kết bù đầy đủ băng thông, khuyến cáo khách hàng hạn chế sử dụng chiều quốc tế và hứa hỗ trợ khách hàng 24/7.
Hàng loạt các hành động nhanh chóng và quyết liệt của các nhà mạng đưa ra để bù vào 60% băng thông thiếu hụt. Các nhà mạng thậm chí còn trọ giúp nhau với mục đích duy nhất, đảm bảo kết nối thông suốt cho khách hàng.
Trong các nhà mạng lớn như VNPT, FPT, Viettel và CMC, có lẽ chỉ duy nhất CMC đang phục vụ khách hàng hộ gia đình với sản phẩm Internet trên truyền hình cáp là dường như ít bị tổn thất nhất.
Ông Nguyễn Như Thành, Giám đốc Trung tâm Điều hành mạng CMC Telecom lý giải: “CMC Telecom đã không quá đặt niềm tin của mình vào tuyến AAG nên chỉ sử dụng duy nhất 15% lưu lượng quốc tế qua tuyến này. Lưu lượng còn lại, chúng tôi chủ động tự đầu tư đi theo các tuyến đất liền ra quốc tế nên khách hàng của chúng tôi cả hộ gia đình lẫn các DN đang sử dụng dịch vụ của CMC Teleom đã may mắn đứng ngoài thiệt hại.”
Theo “bật mí” của một chuyên gia viễn thông thì nếu tổng lưu lượng băng thông của nhà mạng bị giảm từ trên 30% trở lên thì người dùng internet có thể cảm nhận ngay tốc độ truy cập mạng bị suy giảm. Và cũng theo chuyên gia này nhận định, chắc chắn trong thời gian tới, câu chuyện “AAG đứt cáp”, cộng đồng internet than khổ vẫn là câu chuyện rất dài kỳ ở Việt Nam.
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Về chúng tôi
| Thông tin cần biết
Chương trình khuyến mãi | Danh mục bài viết | Dịch vụ - Sản phẩm yêu thích Internet Cáp Quang CMC | FTTH CMC Telecom
| Liên kết website CMC Telecom trang chủ
|
Bản quyền © 2015 Thuộc CMC Telecom Email: admin@internetcmc.com Chi nhánh Hà Nội: Tầng 15, CMC Tower, phố Duy Tân, Hà Nội |
0943.5858.82- Tổng đài Tư vấn và hỗ trợ đăng ký Lắp mạng Cáp quang CMC